- Trang chủ /
- Kế hoạch hóa GD /
- Kiến thức thai nghén /
- Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai? 12/8/23
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai? 12/8/23
-
-
Tham vấn: Bác Sĩ Nguyễn Thị Thoàn
Chậm kinh được coi là một trong những biểu hiện của việc mang thai khá dễ để nhận biết ở người phụ nữ. Khi lỡ có quan hệ tình dục không an toàn, rất nhiều chị em băn khoăn, lo lắng không biết chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai? Liệu cách tính chính xác như thế nào? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, mời chị em cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây chậm kinh
Khi nhận thấy mình bị chậm kinh, rất nhiều chị em lo ngại và nghĩ ngay đến việc mang thai bởi họ biết rằng đây là một trong những dấu hiệu có thai thường gặp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng chậm kinh không phải lúc nào cũng là do mang thai mà nó còn xuất phát từ nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:
- Do chế độ sinh hoạt: Nếu chế độ sinh hoạt của chị em không khoa học, không hợp lý, thường xuyên thức khuya, ăn uống không đầy đủ, ngủ không đủ giấc… sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, từ đó dễ bị rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như chậm kinh, kinh nguyệt đến muộn.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một trong những nguyên nhân gây chậm kinh là do lạm dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc giảm đau… do các thành phần này có ảnh hưởng đến nội tiết tố, từ đó làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Tâm lý căng thẳng: Tâm lý luôn căng thẳng, lo lắng, bất an không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà nó còn là một trong những nguyên nhân khiến chị em nhận thấy mình bị trễ kinh, chậm kinh.
- Mắc bệnh phụ khoa: Một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo… cũng có thể tác động trực tiếp vào chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, từ đó gây ra hiện tượng chậm kinh.
Ngoài ra, chậm kinh cũng có thể là do chế độ ăn uống thiếu hoặc thừa chất, do số cân nặng thay đổi đột ngột, vận động quá sức, thời kỳ tiền mãn kinh…
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai?
Thông thường, chậm kinh được coi là một trong những biểu hiện có thai khi người phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, kết quả này chỉ chính xác đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, đều đặn mà thôi. Vậy chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai?
Như chúng ta đều biết, khi một người phụ nữ mang thai, họ sẽ không có kinh nguyệt trong khoảng thời gian ít nhất là 9 tháng. Và ở mỗi người, chu kỳ kinh khác nhau nên chưa thể biết chính xác, cụ thể được chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai.
Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, không ổn định thì việc xác định khoảng thời gian có thai là khá khó. Còn đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, chị em có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra sau khi thấy mình có hiện tượng chậm kinh, và nếu trước đó chị em có quan hệ không an toàn.
Có khá nhiều chị em nóng vội khi thấy mình chậm kinh lại đi mua que thử thai về để thử, và kết quả nhận được là que hiện 1 vạch. Chậm kinh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng để nhận được kết quả chính xác thì chị em nên đợi từ 7 – 10 ngày để thử thai.
Hoặc để chắc chắn, chị em có thể tới các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, siêu âm, làm xét nghiệm kiểm tra xem có phải mình mang thai hay không.
Ở mỗi người, chu kỳ kinh nguyệt sẽ khác nhau nên những ai có chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì mới giúp kiểm tra được việc chậm kinh có phải mang thai hay không. Chị em nào có quan hệ tình dục vào thời gian rụng trứng thì sẽ có kết quả sau khoảng 2 tuần. Đến kỳ kinh tiếp theo, nếu thấy mình bị chậm kinh từ 3 – 5 ngày, khả năng cao là chị em đã em bé.
Trường hợp chậm kinh 7 ngày, khi thử thấy que thử hiện lên 1 vạch thì tức là chị em không mang thai. Chị em bị chậm kinh có thể là do một nguyên nhân nào đó như do căng thẳng, chế độ sinh hoạt không hợp lý, sử dụng thuốc…
Khi thử que thử thai nếu thấy hiện lên 2 vạch thì khả năng là chị em đã mang thai. Để có kết quả chắc chắn, chị em nên đợi đến khi mình bị chậm kinh khoảng 20 – 30 ngày hoặc 1 tháng trở lên rồi đi kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín.
Chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung?
Thông thường, sau khi quan hệ tình dục không an toàn, tinh trùng và trứng gặp nhau để thụ thai thành công, thường thì sau 6 – 9 ngày phôi thai sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ, dần dần phát triển.
Tiếp theo, quá trình làm tổ của phôi thai sẽ mất từ 5 – 10 ngày tùy vào tình trạng sức khỏe, cơ địa của từng người.
Do đó, nếu chị em thấy mình có dấu hiệu bị chậm kinh trong 2 tháng liên tiếp thì khả năng cao là chị em đã mang thai. Lúc này, thai nhi có thể đã ở tuần thứ 5 của thai kỳ. Khi đó, chị em có thể mua que thử hoặc đi kiểm tra cụ thể.
Chậm kinh bao lâu thì dùng que thử thai?
Theo các bác sĩ, chị em nên đợi khoảng từ 5 – 7 ngày sau khi thấy mình chậm kinh mới thử thai để kiểm tra kết quả. Nếu que thử hiện 2 vạch rõ ràng thì khả năng cao là chị em đã mang thai (97%). Còn nếu thấy que thử hiện 1 vạch nhưng chị em vẫn bị chậm kinh thì có thể là do các nguyên nhân khác gây ra.
Nếu chị em thử que thử thai quá sớm, khi phôi thai chưa đi vào tử cung làm tổ thì kết quả sẽ không chính xác. Tốt nhất, chị em nên kiên trì chờ từ 5 – 7 ngày rồi mới thử thai nhé.
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì nên đi xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu được coi là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán, phát hiện có thai hiệu quả. Loại xét nghiệm này cho kết quả nhờ vào việc phát hiện, kiểm tra nồng độ HCG – một loại hormone chỉ có khi người phụ nữ mang thai.
Nồng độ này thường tăng nhanh sau khi trứng được thụ tinh cùng tinh trùng, đặc biệt là tăng gấp đôi sau mỗi 48 – 72h. Chị em có thể đi làm xét nghiệm máu sau khi chậm kinh từ 3 – 7 ngày. Nguyên nhân là do lúc này, nồng độ HCG thường tăng cao khi quá trình thụ thai diễn ra thành công.
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì nên đi siêu âm?
Chị em khi thấy mình có dấu hiệu chậm kinh mà đã thử que thử thai nhưng muốn chắc chắn hơn, chị em có thể đến các cơ sở y tế uy tín để siêu âm nhằm biết chính xác kết quả.
Theo nghiên cứu, thời gian chậm kinh càng lâu, kết quả siêu âm sẽ càng có độ chính xác. Thường thì sau khi chậm kinh 15 ngày, chị em nên đi siêu âm để nhận được kết quả chuẩn xác.
Nhiều chị em vì quá lo lắng, hồi hộp nên khi thấy chậm kinh 5 ngày đã đi siêu âm. Đối với trường hợp bị chậm kinh 5 ngày, chị em có thể đi siêu âm, tuy nhiên thì kết quả sẽ ít có độ chính xác tuyệt đối, dễ sai lệch. Vì vậy, chị em nên đợi đến thời điểm thích hợp để đi siêu âm, lúc đó mới có kết quả chuẩn xác.
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì nghe được tim thai?
Nhiều nghiên cứu cho biết, ở tuần thứ 3, 4 thì tim thai đã hình thành. Và chị em đi siêu âm thai trong tuần thứ 6 thì có thể nghe được tim thai. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của nữ giới mà đôi khi thời gian này có thể bị xê dịch.
Một số dấu hiệu mang thai sớm
Ngoài dấu hiệu chậm kinh, chị em có thể nhận biết việc mang thai qua một số dấu hiệu, biểu hiện sau. Nếu nhận thấy mình bị chậm kinh và có thêm các biểu hiện này, khả năng cao là chị em đã có tin vui. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai sớm thường gặp:
Ra máu âm đạo
Sau khi trứng được thụ tinh, một vài lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và thoát ra ngoài theo đường âm đạo. Khi đó, chị em sẽ thấy có một vài vệt hoặc là đốm máu nhỏ có màu hồng nhạt, đôi khi có màu nâu và ra rất ít gọi là máu báo thai.
Máu báo thai thường có số lượng ít hơn so với máu kinh nguyệt, lượng máu chỉ chảy ra từ 1 – 2 ngày và hết hẳn. Chị em cần chú ý phân biệt rõ máu báo thai với máu kinh nguyệt để tránh nhầm lẫn.
Đi tiểu nhiều lần
Một trong những dấu hiệu có thai sớm mà chị em nào cũng có thể nhận biết đó là về thói quen đi tiểu. Vào một ngày đẹp trời, bỗng chị em thường xuyên muốn đi tiểu, thậm chí là vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu nữa thì có thể nghĩ ngay đến việc mình đã có thai.
Nguyên nhân là do trứng sau khi thụ tinh, lượng máu trong cơ thể tăng lên. Đồng thời, thận cũng thực hiện nhiệm vụ bài tiết nước tiểu thường xuyên và tử cung, bàng quang cũng bị chèn ép nhiều khiến phụ nữ mang thai thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu.
Mệt mỏi, kiệt sức
Khi mang thai, cơ thể của chị em thường cảm thấy khá là mệt mỏi, kiệt sức, không muốn làm gì, thiếu sức sống, người đau mỏi, chóng mặt… do nồng độ hormone progesterone tăng lên để cung cấp đủ oxy, các chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Chị em lúc này cần nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để giúp ổn định sức khỏe, giúp em bé phát triển.
Thói quen ăn uống thay đổi
Đây cũng là biểu hiện của việc mang thai sớm ở nữ giới, bình thường thì chị em rất hay ăn những món ngọt và ghét món chua, tuy nhiên khi mang thai thì lại thèm đồ chua và ghét các món ngọt.
Khi nhận thấy thói quen ăn uống của mình bỗng thay đổi bất ngờ, có thể là bạn đã mang thai rồi đó.
Vùng ngực thay đổi
Chị em có thể cảm thấy vùng ngực của mình có dấu hiệu căng tức, đau nhức rất khó chịu khi mang thai. Bên cạnh đó, chị em cũng có cảm giác ngứa ran ở vùng ngực, nhũ hoa dần sẫm màu, đặc biệt là kích thước vòng 1 tăng lên nhanh chóng.
Ngoài ra, chị em còn gặp phải nhiều dấu hiệu có thai sớm, tùy vào từng người mà sẽ có những dấu hiệu khác nhau.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp cho chị em về câu hỏi chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai, cách tính chính xác. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp chị em có thêm các kiến thức để tránh lo lắng, hồi hộp trong việc kiểm tra việc mình mang thai hay không. Nếu còn vấn đề gì, chị em có thể nhấp vào khung chat trực tuyến để được tư vấn cụ thể.
Cập nhật lần cuối: 12-08-2023 11:29:14
- Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? Trong bao lâu 12/8/23
- Nên làm gì khi mang thai ngoài ý muốn, bỏ hay giữ 12/8/23
- Các phương pháp tránh thai phổ biến 12/8/23
- 22 dấu hiệu mang thai (có thai) sớm và dễ nhận biết nhất 12/8/23
- Vì sao đau khi mất trinh 12/8/23
- Hướng dẫn cách sử dụng que thử thai 11/8/23