Nguyên nhân dấu hiệu cách chữa sùi mào gà 11/8/23

Lượt xem: 5740

Bệnh sùi mào gà là gì? Sùi mào gà là một bệnh do virut HPV gây ra với tỉ lệ người mắc bệnh càng tăng cao. Vì thế việc tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị bệnh lậu sẽ giúp người bệnh có thêm hiểu biết cho mình, giúp việc điều trị cũng như phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác được hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Sùi mào gàbệnh xã hội, nên con đường lây nhiễm bệnh phổ biến nhất là thông qua các hoạt động tình dục không an toàn. Nếu như bạn có quan hệ tình dục với bạn tình đang mắc bệnh, dù chỉ một lần suy nhất không an toàn thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh là rất cao.

Nhiều người thắc mắc rằng họ đã sử dụng bao cao su nhưng vẫn bị lây bệnh sùi mào gà, nguyên nhân được giải thích là do bao cao su chỉ có tác dụng bảo vệ một phần của dương vật và sự tiếp xúc của dương vật với âm đạo vẫn có thể xảy ra. Trong khi đó bệnh sùi mào gà có thể phát ở xung quanh cơ quan sinh dục như bìu, bẹn, hậu môn, môi lớn, môi bé… Dù là nam hay nữ giới khi quan hệ tình dục có sự cọ xát trực tiếp với các tổn thương sùi mào gà thì vẫn bị lây nhiễm như thường. Do vậy kể cả bạn có sử dụng bao cao su thì không đảm bảo 100% rằng bạn không bị lây bệnh.

Bài viết liên quan

  1. 22 Hình ảnh bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam giới và phụ nữ
  2. Top 10 Địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở đâu tốt nhất Hà Nội
  3. Chi phí chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền năm 2023

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Quan hệ tình dục ở đây không chỉ có riêng hình thức quan hệ qua âm đạo phổ biến mà còn bao gồm cả việc quan hệ bằng đường miệng hoặc quan hệ bằng cửa sau (hậu môn). Khi một trong 2 người mắc bệnh có sự kích thích bằng miệng không an toàn cho người còn lại thì người đó cũng sẽ lây bệnh.

Nhìn chung mọi hoạt động tình dục không an toàn với “đối tác” mắc bệnh sùi mào gà đều có thể dẫn đến việc lây nhiễm bệnh nhanh chóng.

Ngoài nguyên nhân bệnh sùi mào gà lây truyền chính do quan hệ tình dục không an toàn, một người còn có thể mắc bệnh sùi mào gà qua các con đường sau:

  • Tiếp xúc thân mật với người bệnh: Các mụn sùi mào gà đều có chất dịch và rất dễ vỡ. Trong dịch này có chứa virut HPV. Do đó khi bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp với nốt sùi mào gà, đặc biệt là nếu trên người đang có vết thương hở thì nguy cơ bị lây bệnh là khá cao. Các hoạt động gần gũi thân mật như thơm, hôn lên vị trí bị sùi mào… đều làm lây nhiễm bệnh. Thực tế có nhiều trường hợp em nhỏ bị bệnh sùi mào gà ở miệng là do người lớn mắc bệnh hôn, thơm vào miệng, má của các em, do đó phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý.
  • Dùng chung các đồ dùng cá nhân: Nhiều người có thói quen mặc chung đồ với người khác mà không biết rằng đây là nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà. Virut sùi mào gà có trong dịch nhầy, dịch sinh dục, chất nhờn, tinh dịch… của người bệnh, khi bạn dùng chung đồ với những người này thì vô tình sẽ bị virut HPV xâm nhập vào cơ thể. Do vậy quần áo, đặc biệt là đồ lót, bàn chải đánh răng, khăn tắm… là những thứ tuyệt đối không sử dụng chung với bất cứ ai.
  • Lây từ mẹ sang con: Bệnh sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con. Đây cũng là yếu tố khiến bệnh càng trở nên nguy hiểm đối với phụ nữ. Một người phụ nữ mắc bệnh trước và trong khi mang bầu nhưng không được điều trị bằng phác đồ phù hợp thì nguy cơ lây sang cho thai nhi là rất cao. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ thông qua nước ối hoặc trong quá trình trở dạ tiếp xúc với máu, dịch sản, niêm mạc… mang virut HPV của người mẹ nên bị lây bệnh. Cũng có những trường hợp đứa trẻ sinh ra an toàn nhưng do bú sữa mẹ và gần gũi với mẹ nên vô tình lây bệnh. Bệnh sùi mào gà trong thời kỳ mang thai có thể khiến thai bị sảy, sinh non hoặc trẻ bị dị tật, mắc các bệnh bẩm sinh…

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà

Triệu chứng của sùi mào gà

Virut sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 2- 9 tháng. Với những người có sức đề kháng kém thì bệnh thường phát khá nhanh, nhưng có những trường hợp bệnh cứ diễn biến âm thầm, không rõ nét nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Sau thời gian dài ủ bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu, biểu hiện bệnh sùi mào gà đầu tiên, trên cơ thể nổi lên các mụn nhô cao như những nhú gai, chúng mọc đơn lẻ, có màu hồng nhạt, mềm. Sau một thời gian thì số mụn mọc lên ngày càng nhiều hơn và tập trung với nhau thành một cụm lớn, trông như mào con gà hoặc cây súp lơ. Các đám mụn sùi mào gà này rất mềm, ẩm ướt, dễ bị chảy máu, khi ấn vào thì có mủ rỉ ra giữa các kẽ mụn, tuy nhiên chúng không gây ngứa ngáy.

Với nam giới sùi mào gà thường mọc ở các vị trí như thân dương vật, quy đầu, lỗ sáo, da bìu, bẹn, đùi non, xung quang hậu môn, bên trong thành hậu môn…

Với nữ giới mụn sùi mào gà xuất hiện phổ biến nhất ở bên trong cổ tử cung, thành âm đạo, môi lớn, môi bé, lỗ tiểu, khu vực bên ngoài âm hộ, bẹn, đùi, hậu môn và bên trong hậu môn.

Bệnh sùi mào gà nếu đi kèm với nhiễm trùng thì thường phát triển rất lớn, thậm chí có thể to như nắm tay người lớn, chúng tiết dịch rất nhiều và thường có mùi như mùi thịt thối.

Bệnh sùi mào gà ở miệng cũng có các biểu hiện tương tự như ở bộ phận sinh dục, đó là trong khoang miệng, lợi, lưỡi, môi của người bệnh lần lượt xuất hiện các mụn nhỏ, sau đó chúng liên kết thành một đám lớn với nhau. Sùi mào gà ở miệng khiến hơi thở của người bệnh thường có mùi hôi thối, khó chịu và đau rát khi nhai, nuốt. Tuy nhiên nhiều người do thiếu hiểu biết và không tìm hiểu kỹ nên thường nhầm lẫn bệnh sùi mào gà ở miệng với bệnh viêm họng, nhiệt miệng, vì vậy họ thường tự lấy thuốc uống tại nhà nhưng tình trạng ngày một nặng hơn.

Ngoài ra khi mắc bệnh sùi mào gà mọi người thường có hiện tượng mệt mỏi, chán ăn, cân nặng bị sút, giảm ham muốn tình dục…

Cách chữa bệnh sùi mào gà

Hiện nay thực tế vẫn chưa có loại thuốc nào có tác dụng chữa khỏi bệnh sùi mào gà vĩnh viễn. Tuy nhiên người bệnh không nên quá bi quan vì nếu được điều trị đúng phác đồ và có các biện pháp phòng tránh tốt thì hầu như rất ít khi mọi người bị tái phát bệnh.

Bệnh sùi mào gà có thể điều trị bằng các phương pháp sau:

Dùng thuốc bôi ngoài da

Với những vùng mụn sùi mào gà xuất hiện ở khu vực bên ngoài da như ở bìu, bẹn, đùi, tay chân, má… thì người bệnh có thể dùng các dung dịch đặc trị để chấm trực tiếp lên mụn sùi mào gà. Mỗi ngày chấm vài lần, để khoảng vài tiếng sau đó đi rửa lại với nước sạch. Sau khi bệnh khỏi thì tiếp tục chấm thuốc thêm một thời gian để bệnh khỏi triệt để.

Tuy nhiên với những vùng mụn sùi mào gà nằm ở các niêm mạc như thành âm đạo, cổ tử cung, thành hậu môn, lỗ sáo, khoang miệng… thì người bệnh tuyệt đối không được chấm các dung dịch này vì có thể dẫn đến tình trạng bỏng, loét da.

Phương pháp vật lý trị liệu

Đốt điện, đốt lazze là những phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà khá hiệu quả, chữa được cả với những nốt sùi mào gà mọc ở sâu bên trong. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là gây đau đớn, dễ để lại sẹo to… nên hiện nay ít áp dụng hơn.

Chữa sùi mào gà bằng phương pháp dao LEEP

Đây là phương pháp chữa sùi mào gà hiện đại hiện nay. Ưu điểm của cách điều trị này là bệnh khỏi triệt để, hiếm khi tái phát, không gây đau đớn cho người bệnh, ít để lại sẹo và thời gian phục hồi nhanh chóng.

Ngoài các biện pháp điều trị theo phác đồ của bác sỹ, để bệnh không bị tái phát người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi sau khi khỏi bệnh.
  • Thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao và ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết về bệnh sùi mào gà. Nếu còn điều gì băn khoăn bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám đa khoa Thái Hà- số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc gọi vào số điện thoại chúng tôi rất vui lòng được tư vấn cho các bạn.

Cập nhật lần cuối: 11-08-2023 14:36:16